Hướng tới phát triển bền vững ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam

Trong nỗ lực hướng tới sự phát triển của ngành cơ khí nông nghiệp tại miền Nam, Đoàn đại diện của Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) có chuyến khảo sát các cơ sở sản xuất cơ khí các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ đó hé lộ một thị trường máy cơ khí, thiết bị phụ tùng cơ khí,…  VAMI kiến nghị với Bộ NNPTNT những giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu cơ giới hóa máy nông nghiệp và chế biến thủy hải sản, năng lượng tái tạo gió,… tại khu vực này..

Chuyến đi này không chỉ là cơ hội để giới thiệu sơ bộ về VAMI mà còn là dịp để tìm hiểu về tình hình và yêu cầu của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dưới đây là bản báo cáo sơ bộ về nội dung và kết quả của chuyến khảo sát.

Từ ngày 06/3/2024 đến 04/4/2024, Đoàn đã đến thăm Các tỉnh đống bằng Sông Cửu Long. Chuyến đi không chỉ đơn thuần là việc giới thiệu về VAMI mà còn là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về tình hình và nhu cầu của các tỉnh trong việc phát triển ngành cơ khí nông nghiệp. Trong buổi làm việc, đại diện của VAMI đã trình bày về tầm nhìn, sứ mạng và hướng dẫn các doanh nghiệp gia nhập VAMI. Ngoài ra, đoàn cũng đã tặng một số sách như “Những hòn đá nhỏ vì sự phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long” tác giả GS. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân; Sách Agricultural 5.0 do Giáo sư Võ Tòng Xuân tặng; Tạp chí Cơ khí và đời sống của hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam; Tạp chí Công thôn do Nhà giáo Nhân dân Phan Hiếu Hiền chủ biên ; Sách Năng lượng nông nghiệp của tác giả TS. Phan Hiếu Hiền; Giới thiệu tập sách về cơ khí do các Việt kiều Đức biên dịch trong tủ sách Nhất nghệ tinh - để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành cơ khí.

Một phần quan trọng của chuyến đi là việc tìm hiểu về tình hình của các doanh nghiệp cơ khí trong khu vực. Đoàn đã tiến hành phân tích và kết nối các doanh nghiệp này, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm. Các tỉnh cũng đã đề xuất những yêu cầu cụ thể về phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và nhu cầu trang bị các hệ thống công nghiệp chế biến nông sản. Nhận định rằng hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí ở các tỉnh đều có quy mô nhỏ và cần được nâng cấp để cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

Trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đang triển khai chương trình sản xuất 01 triệu hecta lúa chất lượng cao nhằm chống phát thải khí nhà kính, một cơ hội lớn đã mở ra cho sự hợp tác và phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, trong đó có VAMI. Đây không chỉ là một cơ hội để thúc đẩy ngành cơ khí mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Với những ưu điểm và kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động của mình, VAMI đề xuất một số kiến nghị quan trọng với Bộ NNPTNT:

- Phát triển ngành cơ khí nông nghiệp phục vụ chương trình cơ giới hóa đồng bộ 01 triệu hecta lúa chất lượng cao:VAMI kiến nghị với Bộ NNPTNT để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí, đặc biệt là trong hai lĩnh vực cơ giới hóa đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nông sản. Từ những số liệu của chương trình, thị phần dự kiến đạt mức 01 tỷ USD mỗi năm, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nướcrất cần sự tham gia của VAMI và các thành viên.

- Chương trình hợp tác với tỉnh Cà Mau: VAMI đề xuất một chương trình hợp tác đặc biệt với tỉnh Cà Mau, một trong những địa phương có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp và thủy sản; Chương trình này sẽ bao gồm tham gia đồng hành cùng dự án sản xuất lúa tôm trên diện tích 100.000 hecta, kết hợp cơ giới hóa và chế biến lúa gạo. Đây là một cơ hội không thể bỏ qua để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của Cà Mau.Ngoài ra, chương trình cũng sẽ thực hiện các mô hình thí điểm về cơ giới hóa và chế biến thủy sản, đồng thời nghiên cứu khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, và điện sinh khối tại Cà Mau.

Những kiến nghị trên không chỉ thể hiện sự cam kết của VAMI trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường mà còn mở ra những cơ hội mới cho hợp tác và đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và cơ khí nông nghiệp rất quan trọng này. Đây là một bước đi quan trọng, đồng thời là một bước tiến lớn cho ngành cơ khí chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Nhận xét và kiến nghị của VAMI là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá và đề xuất các giải pháp. Đoàn công tác đã đánh giá tình hình cơ giới hóa trên diện tích lúa và đề xuất các giải pháp cụ thể như trang bị máy cày lật đất sâu để cải thiện chất lượng đất và máy thu hoạch để giảm công lao động. Họ cũng đã phân tích nhu cầu và tiềm năng thị trường máy cơ khí trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lúa và chế biến nông sản.

Chuyến đi này đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác giữa VAMI và các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bằng cách cùng nhau nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu của thị trường.Qua đó,Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả cho ngành cơ khí và nông nghiệp, góp phần vào sự phồn thịnh của khu vực và cả nước.

Ngày 04/4/2024 đại diện VAMI phía Nam tham dự hội thảo và lể khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính tại An Giang và Cần Thơ.

Trong hội thảo Chủ tịch Hội dồng quản trị Viện lúa gạo Quốc tế IRR đánh giá rất cao sự đóng góp của các thành viên VAMI trong chế biến lúa gạo và tham gia giới thiệu các thiết bị cơ giới hóa hiệu quả trên đồng ruộng.

Thành viên chủ yếu của VAMI tại các tỉnh phía Nam Công ty Cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ đã sản xuất các hệ thống thiết bị đồng bộ từ sấy, tồn trữ, xay xát lúa gạo: đảm bảo 3 yếu tố: thích nghi, hiệu quả và trang bị các công nghệ tiên tiến và hiện đại.Nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu chế biến trên 70% lúa gạo trong nước và xuất khẩu: Góp phần quan trọng nâng chất lượng và giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Các xưởng cơ khí nhỏ ĐBSCL như Tư Sang, đã giới thiệu các giải pháp cải tiến công nghệ cắt đập lúa của máy gặt đập liên hợp tiết kiệm năng lượng, chạy trên nền đất yếu, gặt sót tỷ lệ thấp hơn máy ngoại nhập.

Máy cuốn rơm do cơ khí Phan Tấn sản xuất được nông dân ĐBSCL ưa chuộng do có nhiều tính năng kỹ thuật hợp lý và giá thành phù hợp với nhu cầu đầu tư đem lại hiệu quả cho nông dân.

Cơ khí Trung Tín chuyên sản xuất phụ tùng máy gặt đập liên hợp ở Kiên Giang cạnh tranh có hiệu quả với phụ tùng nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản.

Chủ tịch ngành hàng lúa gạo Việt Nam ông Bùi Bá Bổng đề xuất: Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam mong muốn được làm việc với VAMI nêu ra những yêu cầu về cơ giới hóa nông nghiệp và hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, mong văn phòng phía Nam sớm tổ chức cuộc gặp mặt giao lưu và làm việc. Theo yêu cầu của hiệp hội thì nên tổ chức tại văn phòng công ty Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ.  Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện lúa gạo Quốc tế IRR Cao Đức Phát mong muốn sớm thực hiện thành công việc hợp tác giữa VAMI Và Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam.    

Một số hình ảnh làm việc của Đoàn:

Làm việc tại Bến Tre ngày 11/03/2024

 

 

 

Làm việc tại Tiền Giang ngày 12/03/2024

Làm việc và xem trình diễn tại Hậu Giang ngày 13/03/2024

Làm việc tại Sóc Trăng ngày 14/03/2024

Làm việc tại Trà Vinh ngày 14/03/2024

 

 

Làm việc tại Cà Mau ngày 15/03/2024

Hình ảnh Đại diện VAMI phía Nam, trường ĐH Tiền Giang, cơ khí Tư Sang, Chủ tịch HĐQT IRR Cao Đức Phát, TS Phan Hiếu Hiền, Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo VN Bùi Bá Bổng (Từ trái sang phải)

 

Phó CT TP. Cần Thơ; TS Cao Đức Phát HĐQT IRR, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Chủ tịch ngành hàng lúa gạo VN Bùi Bá Bổng (Từ trái sang phải)

Máy cuốn rơm do cơ khí Phan Tấn sản xuất

 

Máy cuốn rơm Tư Sang

https://ckds.vn/thi-truong/huong-toi-phat-trien-ben-vung-nganh-co-khi-nong-nghiep-viet-nam-2608

Được đăng vào

Viết bình luận